Các chương trình nghiên cứu chính Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore

Vũ khí hạt nhân

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Livermore đã tập trung thiết kế các loại vũ khí hạt nhân mới. Năm 1957, phòng thí nghiệm Livermore được chọn để phát triển đầu đạn cho tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm UGM-27 Polaris. Phòng thí nghiệm đã thiết kế loại đầu đạn có kích thước nhỏ để có thể lắp vừa trong khoang đầu đạn cỡ nhỏ hình côn của tên lửa.

Trong chiến tranh Lạnh, nhiều thiết kế đầu đạn của Livermore đã được đưa vào triển khai, từ đầu đạn cỡ nhỏ cho tên lửa đất đối đất chiến thuật MGM-52 Lance cho đến tên lửa phòng thủ chống tên lửa đạn đạo cỡ Megaton LIM-49A Spartan. Tổng cộng LLNL đã phát triển: đầu đạn W27 (sử dụng trên tên lửa hành trình SSM-N-8 Regulus7 năm 1955; dự án chế tạo cùng với Phòng thí nghiệm Los Alamos), đầu đạn W38 (ICBM Atlas/Titan; 1959), B41 (bom B52 1957), W45 (Little John/RIM-2 Terrier; 1956), W47 (UGM-27 Polaris; 1957), W48 (đạn pháo 155 ly; 1957), W55 (rocket chống ngầm; 1959), W56 (ICBM LGM-30 Minuteman; 1960), W58 (SLBM UGM-27 Polaris; 1960), W62 (ICBM LGM-30 Minuteman; 1964), W68 (UGM-73 Poseidon; 1966), W70 (MGM-52 Lance; 1969), W71 (LIM-49 Spartan; 1968), W79 (đạn pháo; 1975), W82 (đạn pháo 155mm; 1978), B83 (1979), và W87 (LGM-118 Peacekeeper/MX ICBM; 1982). Đầu đạn W87 và B83 là những vũ khí hạt nhân duy nhất còn trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ do LLNL thiết kế.[9][10][11]

Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ giảm dần các vụ thử nghiệm và phát triển các vũ khí hạt nhân mới. Để duy trì các đầu đạn hiện tại cho tương lai, một chương trình có tên gọi Stockpile Stewardship Program (SSP) được tiến hành nhằm phát triển các ứng dụng giúp tăng khả năng kỹ thuật của vũ khí hạt nhân về độ an toàn, an ninh và độ tin cậy mà không cần tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân. Nói riêng để duy trì uy lực của vũ khí hạt nhân mà không cần thực hiện thử hạt nhân, có thể được thực hiện bằng cách bảo trì thông qua giám sát kho đạn hạt nhân, đánh giá, cấp giấy chứng nhận và nâng cấp vũ khí hạt nhân hoặc thay thế mới.[12][13]

Do không phát triển thêm đầu đạn mới, các đầu đạn hạt nhân của Mỹ sẽ phải được kéo dài tuổi thọ hoạt động. Do các thành phần đầu đạn và vật liệu chế tạo đã quá cũ, nên có thể xảy ra rủi ro. Chương trình kéo dài tuổi thọ kho vũ khí hạt nhân có khả năng giúp kéo dài tuổi thọ của đầu đạn nhưng đồng thời cũng không đảm bảo hiệu suất hoạt động của vũ khí và đòi hỏi bảo trì các vũ khí và vật liệu đã quá lạc hậu. Do lo ngại về khả năng duy trì các vũ khí hạt nhân đã quá cao tuổi, Bộ năng lượng/nguyên tử Hoa Kỳ đã đưa ra chương trình thay thế vũ khí hạt nhân (Reliable Replacement Warhead) (RRW). Theo đó chương trình này sẽ giảm dần các vũ khí hạt nhân không đảm bảo, cải thiện và tăng cường an ninh vũ khí.[14] Kể từ thời điểm đó, Quốc hội Mỹ đã ngừng cung cấp vốn cho chương trình RRW.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore https://www.nsf.gov/statistics/ffrdclist/ https://www.llnl.gov/archives/1950s#event-the-foun... https://history.aip.org/phn/21612012.html https://www.llnsllc.com/ https://www.aps.org/publications/apsnews/201006/lo... https://www.llnl.gov/about/organization https://www.llnl.gov/about/history https://str.llnl.gov/content/pages/past-issues-pdf... https://ghostarchive.org/archive/20221009/https://... http://nuclearweaponarchive.org/Usa/Weapons/Allbom...